Posted by : Fb_duyentran on Wed 2018-08-15
1.Nguyên nhân khiến trẻ không tập trung học.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ xao lãng trong việc học:Trẻ con rất hiếu động:
- Đặc biệt là trẻ vừa mới bước vào lớp học. Trẻ chưa quen với việc phải ngồi một chỗ để học bài trong một khoảng thời gian dài. Nếu được lựa chọn giữa chơi và học. Chắc chắn trẻ sẽ chọn được vui đùa rồi.
Không hứng thú hoặc không hiểu nội dung bài học.
- Đây là nguyên nhân mà bố mẹ nên nghĩ đến khi trẻ ngồi học. Nhưng đầu óc để nơi khác. Lúc bố mẹ hỏi thì không trả lời hoặc trả lời rất chậm.
Các yếu tố tác động bên ngoài:
- Nếu như trong thời gian trẻ ngồi vào bàn học mà gia đình lại có khách; Đang bật tivi hoặc một món đồ chơi mới đang chờ trẻ...
- Các yếu tố nhỏ này đều khiến trẻ bị phân tán tưởng. Học mau, học vội cho xong bài là hành động thường xảy ra khi trẻ bị xao lãng bởi môi trường xung quanh.
Hầu hết phụ huynh nào đều phải nhiều lần đối mặt với các tình huống này. Và không biết làm sao để khiến con mình tự giác ngồi vào bàn học và tập trung thực sự. Dù chỉ là 20 phút ngắn ngủi. Nếu bố mẹ đang loay hoay với các phương pháp trước giờ áp dụng nhưng không hiệu quả. Đã đến lúc phải thay đổi cách giúp trẻ tập trung hơn rồi!
2. Những quy tắc giúp trẻ tập trung trong việc học tại nhà hiệu quả sau 2 tuần áp dụng.
Dưới đây các giáo viên của trung tâm anh ngữ trẻ em Schola sẽ chia sẻ với các bậc cha mẹ: 5 QUy tắc giúp trẻ tập trung học tốt nhất:Thống nhất với trẻ lịch học, thời gian học, nội dung bài học:
- Thay vì ra lệnh “con phải ngồi vào bàn học ngay". Thì bố mẹ nên trò chuyện cùng trẻ và thống nhất trẻ sẽ ngồi vào bàn học vào lúc nào.
- Bằng mọi cách, hãy thuyết phục trẻ đồng ý với bạn. Bố mẹ cũng có thể đưa ra các lựa chọn để trẻ quyết định. Trẻ thích học vào giờ nào? Thời gian đầu sẽ học trong thời gian bao lâu?
- Sau buổi trò chuyện này, bạn hãy lên một thời gian biểu cụ thể và yêu cầu trẻ phải thực hiện theo giao ước.
Thời gian đầu có thể khó khăn vì trẻ chưa quen. Lúc này, bố mẹ hãy nhẹ nhàng nhắc trẻ; Khuyến khích trẻ ngồi vào bàn học. Trường hợp trẻ không vâng lời, hãy tỏ ra nghiêm khắc. Thời gian đầu học 20 phút, bạn duy trì trong 1 tuần. Vừa giám sát vừa khuyến khích và theo dõi biểu hiện của con mình. Sau đó, tăng dần đều lên 30 phút học liên tục hoặc học 45 phút và nghỉ giữa giờ.
Chuẩn bị một không gian học tập hoàn hảo- quy tắc giúp trẻ tập trung trong việc học hơn:
Không gian học tập không chỉ là góc học tập của trẻ mà bao gồm nhiều yếu tố khác như: Ánh sáng, vị trí bàn học, ghế ngồi... Các vật dụng trang trí và các yếu tố gây nhiễu.
- Vị trí bàn học: Tốt nhất bố mẹ nên đặt ở nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên và thoáng mát. Tách biệt với không gian sinh hoạt của gia đình.
- Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ học tập cần thiết để trẻ không phải tìm kiếm và mất tập trung.
- Bàn ngồi học và ghế phải được thiết kế phù hợp với chiều cao của trẻ. Yếu tố này vừa đảm bảo được sức khoẻ cho trẻ. Mà còn hạn chế được cảm giác khó chịu khi ngồi học.
- Bố mẹ cũng đảm bảo không để các yếu tố từ bên ngoài: Game trên điện thoại thông minh, tivi... Làm ảnh hưởng đến trẻ trong suốt thời gian học.
Sử dụng các đồ dùng học tập thông minh để giúp trẻ hứng thú:
- Hiện nay, các dụng cụ học tập thông minh có rất nhiều. Bố mẹ có thể dễ dàng chọn cho con mình những dụng cụ phù hợp với: Chương trình học, môn học để sử dụng. Thay vì chỉ học chữ viết khô khan trên giấy hay sách. Những dụng cụ học tập có minh hoạ hình vẽ sẽ giúp trẻ hứng thú hơn rất nhiều.
- Chẳng hạn lúc cho con học tiếng Anh tại nhà, mình sử dụng bộ card minh hoạt các đồ vật, sự vật. Và có giải nghĩa từ vựng để con dễ hình dung. Đối với môn Toán thì mình đã dùng các bộ cấu trúc hình trụ, tròn, vuông nhiều màu sắc. Để con nhận biết các khối hình dễ hơn.
Tuỳ vào từng môn học mà bố mẹ có thể chọn cho mình một bộ đồ chơi thích hợp để hỗ trợ nhé!
Xây dựng mục tiêu học tập rõ ràng:
- Một trong những quy tắc giúp trẻ tập trung trong việc học bài hơn và không lan man. Bố mẹ cần cùng trẻ xác định mục tiêu học trong ngày, trong tuần, trong tháng. Tất nhiên, mục tiêu này nên được đơn giản nhất có thể để trẻ hiểu.
- Ví dụ, bố mẹ có thể ghi ra cụ thể: Tiêu đề bài học hôm đó? Trẻ cần làm bao nhiêu bài tập? Học môn nào, nội dung gì?
Chẳng hạn hôm nay bố mẹ và trẻ học tiếng Anh tại nhà thì bố mẹ cần cụ thể: Chủ đề bài học tiếng Anh hôm đó; Trẻ cần phải nhớ bao nhiêu từ vựng, cần biết sử dụng cấu trúc câu nào?... Một bảng mục tiêu như thế này sẽ giúp trẻ tập trung hơn. Mà phụ huynh lại dễ theo dõi tiến độ học tập.
Hướng dẫn và khuyến khích trẻ, đừng chê bai:
- Có rất nhiều phụ huynh mắc phải sai lầm này khi hướng dẫn trẻ tự học tại nhà. Khi thấy trẻ không tập trung hoặc học chậm. Phụ huynh chỉ biết la mắng trẻ và tỏ thái độ giận dữ. Chính điều này tạo nên tâm lý e ngại và sợ hãi mỗi khi ngồi vào bàn học.
- Nếu bố mẹ có thói quen này, từ bây giờ hãy thay đổi. Nếu có vấn đề nào trẻ không hiểu. Hãy giải thích cho trẻ nhẹ nhàng. Lúc trẻ làm đúng hoặc có tiến bộ, đừng tiếc lời khen ngợi. Vừa hướng dẫn trẻ học theo chương trình. Nhưng bố mẹ cũng cần phải kết hợp các ví dụ thực tế để trẻ dễ hiểu nhé!
Hi vọng những quy tắc giúp trẻ tập trung trong việc học chia sẻ trên đây. Có thể giúp bố mẹ sớm khắc phục được vấn đề mất tập trung của trẻ khi học tại nhà. Nếu cần tư vấn, hỗ trợ thêm về vấn đề này. Bố mẹ có thể liên hệ với các giáo viên của Schola nhé!