Posted by : Fb_duyentran on Wed 2018-08-15
Việc cho trẻ học tiếng Anh bằng trò chơi không những giúp trẻ nhớ tiếng Anh nhanh hơn. Mà còn gắn kết tình cảm giữa bố mẹ và con cái. Cách học này đã và đang được áp dụng rất phổ biến. Hiệu quả đem lại cũng cao hơn nhiều so với các hình thức học khác.
Trong bài viết này, Schola sẽ gợi ý cho bố mẹ 5 trò chơi tiếng Anh cho bé dễ áp dụng ngay tại nhà. Các bậc cha mẹ đừng quên lưu lại để áp dụng nhé!
1.Việc học tiếng Anh của trẻ tại nhà.
- Đối với trẻ con, việc ngồi tập trung vào bàn học là rất khó. Trẻ càng hiếu động thì mức độ tập trung càng kém. Tâm lý đứa trẻ nào cũng muốn được vui chơi thay vì học. Chính vì thế, việc vận dụng các trò chơi và lồng ghép các bài học tiếng Anh. Không những khiến trẻ tập trung, học vui vẻ mà còn nhớ tiếng Anh rất nhanh.
- Trước khi áp dụng phương pháp cho trẻ học tiếng Anh bằng trò chơi ngay tại nhà. Bố mẹ cần tham khảo các trò chơi sau đây. Và lựa chọn một vài trò chơi phù hợp với bé nhà mình. Sau đó, chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, đồ chơi hỗ trợ.
2.Gợi ý 5 trò chơi khi cho trẻ học tiếng Anh bằng trò chơi tại nhà.
Dưới đây Schola sẽ chia sẻ với các bậc cha mẹ 5 gợi ý khi cho trẻ học tiếng Anh bằng trò chơi:Gọi tên đồ vật, nhớ từ vựng:
- Trò chơi này giúp trẻ nhớ từ vựng theo chủ đề đơn giản và rèn kỹ năng nghe cho trẻ.
- Để thực hiện, bố mẹ cần chuẩn bị các đồ vật liên quan đến chủ đề từ vựng đó. Sau đó, bố mẹ chỉ cần đặt đồ vật trước mặt trẻ. Sau đó, bố mẹ gọi tên đồ vật bằng tiếng Anh. Khi bố mẹ gọi tên đồ vật nào thì trẻ phải lấy đúng đồ vật đó. Trẻ chọn đúng càng nhiều đồ vật chứng tỏ khả năng nghe và ghi nhớ từ vựng của trẻ rất tốt. Bố mẹ có thể chuẩn bị thêm một phần quà nhỏ để khuyến khích trẻ tham gia trò chơi.
Spelling:
- Khi cho trẻ học tiếng Anh bằng trò chơi spelling sẽ giúp bé ôn lại các từ vựng và cả khả năng nói và nghe.
- Bố mẹ nên chuẩn bị một tấm bảng trắng để hỗ trợ trò chơi. Bắt đầu, bố mẹ sẽ đọc một từ vựng và trẻ phải viết chính xác từ đó lên bảng. Đánh vần và phát âm chính xác từ đó. Khi viết đúng 1 từ, trẻ sẽ ghi được 1 điểm. Bố mẹ có thể đặt ra hạn mức số từ tối thiểu cần nhớ. Nếu trẻ đạt hoặc vượt mức thì bố mẹ nên khuyến khích trẻ.
Rèn luyện kỹ năng nghe với trò Simon Says:
- Simon Says là trò chơi rất hiệu quả, khi bố mẹ cho trẻ học tiếng Anh bằng trò chơi. Nó có vai trò rất lớn trong quá trình rèn luyện kỹ năng nghe.
- Để chơi trò này, bố mẹ sẽ đọc các câu mệnh lệnh và trẻ sẽ làm theo nội dung yêu cầu của các câu đó. Đương nhiên, các câu mệnh lệnh này phải là các câu trẻ được học rồi. Trò chơi này buộc trẻ phải nghe và hiểu được bố mẹ nói gì thì mới có thể làm theo.
Ví dụ như mình sẽ nói Simon says “Stand up”, “Sit down”, “Jump”. V.v.
Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu với trò Zigsaw Reading:
- Để áp dụng trò chơi này, bố mẹ cần chuẩn bị một sốWordcards có các thông tin từ bài đọc hiểu mà trẻ được học trước đó. Bố mẹ sẽ dán các wordcards này lên bảng một cách ngẫu nhiên. Nhiệm vụ của trẻ là ghép các wordcards có nội dung liên quan với nhau thành một từ, cụm từ chính xác.
- Zigsaw Reading là trò chơi buộc trẻ phải nhớ nội dung của bài đọc thì mới ghép chính xác được các wordcards. Bố mẹ có thể kết hợp các cấu trúc ngữ pháp trong trò chơi này để ôn tập lại cho bé bên cạnh từ vựng.
Trò đóng vai nhân vật dựa trên ngữ cảnh nhất định:
- Đây là trò chơi và cũng là phương pháp học tiếng Anh trẻ em tốt nhất cho trẻ tại nhà. Trẻ có thể ôn tập tất cả các kiến thức về: Từ vựng, ngữ pháp, kỹ năng nói chỉ bằng một trò chơi này với bố mẹ hoặc bạn bè.
- Với trò này, bố mẹ có thể dùng các bộ đồ chơi nhà bếp, lego; Hoặc các trò nhân vật khác để trò chuyện cùng trẻ. Vừa chơi, hoá thân vào nhân vật và trò chuyện bằng tiếng Anh những cấu trúc câu đơn giản. Sẽ giúp trẻ rèn luyện tốt kỹ năng nói.
Những trò chơi mà Schola gợi ý cho bố mẹ có thể giúp trẻ hoàn thiện tất cả các kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết. Đặc biệt là kỹ năng nghe và nói. Hãy lên một kế hoạch cho trẻ học tiếng Anh bằng trò chơi tại nhà ngay bây giờ nhé! Nếu bạn cần Schola tư vấn. Hãy bình luận bên dưới bài viết hoặc inbox trực tiếp với các giáo viên của Schola tại đây: https://www.facebook.com/scholakids/