HỌC BÍ QUYẾT GIÚP TRẺ TĂNG TRÍ NHỚ CỦA GIÁO SƯ Y KHOA – TIẾN SĨ JUDY WILL

Posted by : Fb_duyentran on Wed 2018-08-15

schola thumbnail



Theo nghiên cứu của Giáo sư Y Khoa- Tiến sĩ Judy Willis vào năm 2009. Não bộ cũng như cơ thể người, cần phải luyện tập thì mới ghi nhớ tốt. Não bộ của trẻ trong giai đoạn đầu phát triển sẽ rất khó để ghi nhớ kiến thức mà chúng học được. Thực t, khả năng ghi nhớ hoàn toàn có thể rèn luyện bằng các phương pháp ngay tại nhà mà bố mẹ nào cũng có thể áp dụng. Vậy làm sao để giúp trẻ tăng trí nhớ hiệu quả nhất?

Dưới đây, Schola sẽ đi vào chia sẻ cùng các bậc cha mẹ: Bí quyết giúp bé có trí nhớ tốt hơn.  Của giáo sư Y khoa- tiến sĩ Tudy Will. Cùng đi vào tìm hiểu nhé!

1.Ghi nhớ là sự lặp lại và rèn luyện cho bộ não.

  • Không có đứa trẻ nào thông minh hơn vì chúng có trí nhớ siêu phàm hơn. Trường hợp có trí nhớ tốt và nhanh nhạy chỉ là số ít. Phần lớn tỷ lệ còn lại có thể tự rèn luyện để trẻ có khả năng ghi nhớ nhanh và lâu.
  • Khi não bộ tiếp nhận thông tin về một kiến thức, sự kiện nào đó. Tự khắc sẽ tạo ra một bộ nhớ. Não sẽ gửi tín hiệu cụ thể và tạo ra các liên kết giữa các tế bào thần kinh được gọi là Synapses. Một bộ nhớ về khung thông tin đó đã được hình thành. Các phương pháp củng cố bộ nhớ sẽ giúp vùng thông tin này hợp nhất với vùng có trí nhớ dài hạn. Và giúp trẻ tăng trí nhớ, giúp cho việc ghi nhớ kéo dài thời gian.

Mọi phương pháp tăng cường trí nhớ ở trẻ cũng sẽ thực hiện theo nguyên tắc này.

2.Làm thế nào để giúp trẻ tăng trí nhớ- nhớ lâu hơn?

  • Đối với trẻ con, việc rèn luyện trí nhớ cần phải có sự giúp đỡ của người lớn. Khi bố mẹ thực hiện đúng phương pháp và kiên trì theo thời gian. Thì não của trẻ sẽ ghi nhận các kiến thức mới rất nhanh. Rèn luyện trí nhớ cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Lúc não bộ đang trong giai đoạn hoàn thiện. Chắc chắn sẽ có hiệu quả cao hơn khi trẻ đến tuổi trưởng thành.
  • Bố mẹ có thể áp dụng ngay các phương pháp sau đây để giúp trẻ nhớ lâu, tăng cường trí nhớ mỗi ngày:

Đặt câu hỏi về tất cả các chủ đề diễn ra xung quanh trẻ:

Hiếm có ai có nhiều câu hỏi như trẻ em. Hàng vạn câu hỏi vì sao được đặt ra mỗi ngày cho người lớn. Đây là cách mà trẻ muốn tiếp cận và tìm hiểu về thế giới. Tuy nhiên, lại có không ít phụ huynh cảm thấy phiền khi bị trẻ hỏi quá nhiều. Nếu bạn muốn con mình hiểu thêm về nhiều thứ và nhớ lâu hơn, hãy bỏ thói quen này. Thay vào đó hãy:

  • Chủ động tìm hiểu các đề tài mà trẻ thường hay đặt câu hỏi.
  • Giải thích cặn kẽ và dễ hiểu nhất.
  • Giúp trẻ ghi nhớ các kiến thức đã học bằng dạng câu hỏi.
  • Nhắc lại các câu hỏi mà trẻ đã từng hỏi bạn để thông tin được lặp lại và lưu lâu hơn trong bộ nhớ.
  • Nếu bạn không có thời gian để trả lời trong lúc trẻ hỏi; Hoặc chủ đề mà trẻ hỏi bạn không hề biết. Hãy hẹn trẻ bạn sẽ trả lời vào một dịp khác. Tuyệt đối không quên lời hứa của mình.

Cùng con mô tả để ghi nhớ tốt hơn bằng hình ảnh:

  • Ghi nhớ bằng hình ảnh và trí tưởng tượng bao giờ cũng hiệu quả hơn các phương pháp thông thường.
  • Nếu người lớn rèn luyện khả năng ghi nhớ bằng cách ghi chép. Kết hợp chữ viết và hình ảnh thì trẻ sẽ phù hợp với phương pháp mô tả.
  • Hãy khuyến khích trẻ kể lại cho bạn những gì chúng nghe và thấy cho bạn nghe. Đó có thể là cấu tạo các đồ vật, phong cảnh, hoạt động, câu chuyện, đoạn hội thoại... Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ học tập bằng hình ảnh. Để khuyến khích trẻ mô tả như các bộ flashcard học tiếng Anh; Dụng cụ học đếm bằng gỗ,; Bảng chữ cái tiếng Việt có hình minh hoạ.

Phương pháp ghi nhớ bằng hình ảnh có thể áp dụng rất tốt khi cho trẻ học tiếng Anh tại nhà. Nếu bạn đang xây dựng kế hoạch học tiếng Anh tại nhà cho con mình. Thì nên kết hợp việc mô tả bằng hình ảnh với chủ đề từ vựng để trẻ nhớ lâu hơn nhé!

Cho bé đọc sách mỗi ngày:

  • Các tác phẩm truyện đơn giản hoặc sách về đề tài khoa học, động vật, thực vật... Sẽ là phương tiện hữu ích để trẻ học thêm nhiều kiến thức và ghi nhớ hiệu quả.
  • Ngày nay, tất cả các tác phẩm dành cho thiếu nhi đều có hình ảnh đi kèm. Nội dung cũng đơn giản hơn rất nhiều. Bố mẹ hãy hình thành thói quen đọc sách cho trẻ nghe mỗi ngày. Giải thích cặn kẽ những gì mà trẻ không hiểu. Sau khi hoàn thành một cuốn sách, hãy hỏi trẻ những thông tin có trong đó. Hãy giúp trẻ ghi nhớ trong giai đoạn này nhé!

Đọc sách không chỉ là cách giúp trẻ tăng trí nhớ. Mà đây là thói quen tốt mà bố mẹ cần phải duy trì. Để trẻ tích cực suy nghĩ và hướng đến lối sống tích cực sau này.

Sau cùng, là sự hỗ trợ của những thực phẩm tốt cho trí nhớ của trẻ:

  • Những năm đầu đời, trẻ em cần rất nhiều dưỡng chất thiết yếu để cơ thể khoẻ mạnh. Và trí não phát triển. Song song với các phương pháp trên, bố mẹ cần bổ sung thêm cho trẻ các thực phẩm giúp tăng cường trí nhớ cho trẻ.
  • Các thực phẩm tốt nhất cho trí nhớ của trẻ là: Bí ngô, trứng, gạo lứt, nhãn, hạt óc chó... Bên cạnh thực đơn, bố mẹ cần đảm bảo trẻ được ăn đủ bữa. Cân đối giữa các chất để có sự phát triển toàn diện nhé!
  • Tuỳ thuộc vào độ tuổi cũng như khẩu vị, tình trạng sức khoẻ. Bố mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có một thực đơn dinh dưỡng nhất cho não bộ.

Luyện tập thể dục mỗi ngày:

  • Bên cạnh đó, cả gia đình có thể xây dựng một kế hoạch tập thể dục mỗi ngày. Để thúc đẩy quá trình sản sinh ra các nơ ron. Máu thông lên não tốt hơn và trí nhớ của trẻ sẽ tốt hơn mỗi ngày.
  • Việc luyện tập thể dục cũng là phương pháp để cả gia đình có một sức khoẻ như ý. Và giúp gắn kết tình cảm đấy nhé!
Hi vọng rằng những phương pháp đơn giản mà Schola chia sẻ trên đây. Có thể giúp bố mẹ trong việc giúp trẻ tăng trí nhớ trong những năm đầu đời.